Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Chào mừng bạn đến với caodangyduocdanang.edu.vn trong bài viết về Phan tich thien nhien trong canh khuya va ram thang gieng dat diem cao chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
1. Dàn ý phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ngắn gonh nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về hai tác phẩm Cảnh khuya và Rằm tháng riêng
Dẫn dắt người đọc đến yêu cầu của đề bài: Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
1.2. Thân bài:
Bức tranh thiên nhiên sinh động, thơ mộng trong bài thơ Cảnh khuya: Hồ Chí Minh ví tiếng suối trong trẻo như “tiếng hát xa”, âm thanh tiếng suối chảy nhẹ nhàng, thanh mát khi va chạm vào đá đã khiến cho thi sĩ – chiến sĩ liên tưởng đến tiếng hát của ai đó vang vọng, đung đưa trong làn gió.
Sự hòa hợp uyển chuyển của thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya: Đó là hình ảnh ánh trăng soi chiếu tinh tế lên hàng cây cổ thụ sau đó in nghiêng trên mặt đất tạo thành những mảng sáng tối, bóng cây lồng vào những bông hoa tạo nên sự kết hợp hòa hợp đến lạ kì
Ánh trăng đêm rằm ngày xuân thơ mộng trong bài Rằm tháng Giêng:
Sự kết hợp cảnh vật thiên nhiên: Hình ảnh “sông xuân” và điểm nhìn của Hồ Chí Minh trên một dòng sông, cùng ánh trăng chiếu xuống tạo nên một hình ảnh dòng sông trăng lóng lánh là một sự hòa hợp, pha trộn rất đẹp và ấn tượng
Kết luận về bức tranh thiên nhiên của hai bài thơ: Một bên là bức tranh ánh trăng giữa rừng đêm khuya, còn một bên là bức tranh vẻ đẹp trời nước trong đem trăng rằm tháng Giêng.
1.3 Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của Hồ Chí Minh
Xem thêm: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay nhất kèm dàn ý
2. Mở bài Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng hay nhất:
Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam còn là một thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong đó hai bài thơ tiêu biểu của Người về cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng là bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ“Rằm tháng Giêng”. Hai bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian Người làm việc tại chiến khu Việt Bắc ở Pắc Pó – Cao Bằng.
Xem thêm: Tổng hợp những Kết bài bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
3. Thân bài Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đạt điểm cao nhất:
Cùng là cảm hứng, chủ đề về ánh trăng nhưng trong mỗi tác phẩm, Hồ Chí Minh lại có những cách cảm nhận, miêu tả, ánh trăng theo những sắc thái, biểu cảm và tâm trạng khác nhau, tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt của cả hai bài thơ. Đến với câu thơ mở đầu trong bài thơ “Cảnh khuya” người đọc cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên sinh động:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Tiếng suối như được Bác ví với “tiếng hát xa”, âm thanh tiếng suối chảy vào đá đã khiến cho nhà thơ liên tưởng đến tiếng hát của người nào đó vang vọng, đung đưa trong gió. Đó hẳn là một không gian đêm tối tĩnh mịch lắm và người nghe phải tập trung tâm mình thì mới có thể cảm nhận được tiếng suối trong trẻo đó. Tiếng suối gợi cảm và du dương, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người nghệ sĩ. Ngồi lặng lẽ trong đêm, Người đã cảm nhận bằng tất cả giác quan: đó là thính giác khi lắng nghe tiếng suối trong; đó là thị giác đầy tinh tế khi ngắm nhìn ánh trăng trong mối quan hệ với hàng cây cổ thụ và những bông hoa. Ánh trăng nghiêng mình soi chiếu xuống cây cổ thụ để in dấu trên mặt đất những ánh sáng lung linh, rồi bóng cây lại hòa mình lồng vào những bông hoa hình thành nên sự hòa hợp đến tuyệt đẹp. Trong không gian yên tĩnh, sự kết hợp của con người và môi trường đã tạo nên một sự hài hòa. Âm thanh của dòng suối vang lên, tạo ra âm thanh róc rách, vọng xa và mơ hồ, giống như giọng hát êm ái của một người nào đó. Thông qua sự so sánh này, tiếng nước chảy trở nên sống động và tươi trẻ, cảnh rừng yên tĩnh trở nên sống động và bắt đầu rung động. Đêm trong khu rừng trở nên gần gũi và ấm cúng, mang lại sự sống cho con người. Trong tình trạng tâm trí đang mê mải với công việc cách mạng, âm thanh của dòng suối đã gợi mở cho con người một bầu không khí đẹp và quyến rũ. Cảnh vật đêm chiến khu tiếp tục làm ấn tượng sâu sắc trên thị giác.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.Giữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Bầu trời và không gian đêm xuân bát ngát, bao la “lồng lộng”, ánh trăng như sáng hơn và đẹp hơn, bao trùm lên mọi cảnh vật khiến chúng tràn đầy sự quyến rũ, hấp dẫn. Hình ảnh “sông xuân” là điểm nhìn của Người trên một dòng sông, đó là sự kết hợp của ánh trăng cùng dòng sông “lẫn” tạo nên cảnh tượng vô cùng hòa hợp, pha trộn.
Điều đặc biệt ở đây là chỉ trong câu thơ mà Người dùng tới ba từ “xuân” làm cho sắc xuân tràn đầy ý thơ Nếu như ở bài “Cảnh khuya” sự hòa hợp của ánh trăng, bóng cây và những bông hoa thì đến với bài thơ “Rằm tháng Giêng” là sự hòa hợp của ánh trăng, dòng sông và bầu trời. Và nếu như một bên là miêu tả ánh trăng đêm khuya, còn một bên lại là vẻ đẹp trời nước trong đêm trăng rằm tháng Giêng.
4. Kết bài Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đạt điểm cao nhất:
Có thể thấy, Hồ Chí Minh có rất nhiều kiệt tác về vầng trăng cũng như ánh trăng, tuy nhiên lại không hề có sự trùng lặp lẫn nhau trong bất cứ tác phẩm nào. Mỗi bài thơ lại mang đến cho người đọc những ấn tượng và cảm nhận khác nhau. Đây chính là cái tài năng đầy đa dạng và tinh tế, nhạy cảm trong cảm nhận cũng như sự nghiệp sáng tạo văn học không ngừng của Bác.