Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học
Chào mừng bạn đến với caodangyduocdanang.edu.vn trong bài viết về Xay dung tinh huong trong moi quan he giua gv voi hoc sinh tieu hoc giua gv chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Hoatieu xin chia sẻ mẫu đáp án câu hỏi tự luận module 7: Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Đề xuất cách giải quyết và giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
1. Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học – đề xuất cách giải quyết
1.1. Phát hiện học sinh lấy trộm tiền
Tình huống: Bạn tình cờ bắt gặp hoặc có một học sinh khác mách bạn rằng bạn A lấy trộm tiền của bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đề xuất cách giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học
Đầu tiên, không nhắc đến việc lấy trộm tiền mà hãy vờ buồn bã than thở rằng bạn bị mất tiền đang rất buồn, về nhà bạn ấy sẽ bị bố mẹ đánh vì làm mất tiền.
Sau đó nói với học sinh rằng nếu đến chiều nay, hoặc qua tiết học này mà vẫn chưa tìm thấy tiền thì cô sẽ phải báo công an đến điều tra, lục soát từng người.
Đây chính là cơ hội cho em học sinh đấy trả lại tiền cho bạn.
Từ cách xử lý này, có thể phát sinh hai trường hợp:
Thứ nhất, học sinh A trả lại tiền cho bạn: Sau khi em A đã trả lại tiền, bạn không nên lờ đi luôn mà nên tìm một buổi để gọi riêng em lên nói chuyện. Bạn nói bạn đã biết em A lấy tiền, bạn sẽ không nói cho ai nhưng em A phải trả lời tại sao lại lấy tiền. Sau khi biết nguyên nhân, bạn nhẹ nhàng khuyên giải điều này là sai trái và ví dụ những hậu quả đáng buồn của với hành vi trộm tiền này. Đồng thời nói rằng cô tin tưởng em là một học sinh ngoan, chắc chắn lần sau em sẽ không tái phạm nữa.
Thứ hai, trong tình huống học sinh A vẫn không trả lại tiền cho bạn:Bạn vẫn không nên mắng chửi chì chiết em trước lớp mà nên gọi em ra để nói chuyện riêng. Bạn nói một cách nghiêm túc rằng đã nhìn thấy em lấy trộm tiền. Bạn hỏi nguyên nhân trộm tiền và đối với học sinh này, bạn cần răn dạy một cách nghiêm khắc hơn. Bạn có thể nêu những hậu quả phóng đại như nếu sau này em còn lấy trộm tiền, để người khác biết được thì em có thể bị bạn bè xa lánh, không tin tưởng, chia sẻ thứ gì với em nữa, thậm chí còn bị đuổi học và không có trường nào nhận.
Giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó:
Học sinh tiểu học vẫn còn ngây thơ và ham chơi nên sẽ sợ sự đe dọa và sợ bị cô lập. Ở cấp tiểu học, đe dọa về những trường hợp có thể xảy ra vẫn rất hiệu quả với các em nên không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý thật như mắng chửi nêu tên trước lớp hay gọi phụ huynh.
Học sinh tiểu học vẫn là những đứa trẻ chưa hoàn toàn phát triển về mặt tâm lý, nên nhiều khi, các bé có thể lấy trộm đồ vì những nguyên nhân rất đơn giản như vì bạn bè kích thích nên muốn lấy trộm tiền để mua được đồ cho bằng bạn bằng bè, muốn gây sự chú ý,…. Biết được nguyên nhân thì bạn sẽ biết cách dạy bảo khác nhau.
Thứ mà các em cần ở lứa tuổi này không phải sự trừng phạt mà là sự tin tưởng. Bạn dành cho học sinh 2 cơ hội được tự mình sửa lỗi sẽ giúp em tự thấy xấu hổ, khắc sâu lỗi lầm của bản thân. Việc tha thứ của giáo viên cũng giúp học sinh nhận ra nếu biết sai mà sửa thì vẫn sẽ được khoan dung, đón nhận.
1.2. Nhận thấy một học sinh trung bình yếu có điểm cao bất ngờ
Tình huống: Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh, bạn cảm thấy bất ngờ vì có một trường hợp đột xuất, đó là bài làm của một học sinh có mức học trung bình yếu của lớp nhưng lại tốt đến kinh ngạc. Đến hôm trả bài nếu là bạn, bạn sẽ làm những gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là khen ngợi bài làm của học sinh đó trước lớp vì em ấy đã có cách làm hay và độc đáo. Song song với việc đó bạn cần khéo léo xem xét xem bài làm đó có thực sự là của em đó hay không bằng cách gọi em ấy có thể lên bảng nói cách chữa bài và nói về cách làm của mình để các bạn khác trong lớp cùng nhau học tập theo, việc đó còn có thể giúp em ấy chứng minh được sự tiến bộ của mình và làm sáng tỏ việc mà bạn đang băn khoăn. Chắc chắn lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- TH1: Em học sinh này nói một cách trơn tru và làm tốt mọi thứ mà bạn yêu cầu. Từ đó chứng minh được em đã thực sự tiến bộ
- TH2: Em ấy lúng túng không nói rõ ràng được thì bạn cũng đừng vội phê bình em ấy ngay trước lớp, mà hãy làm điều này thật tế nhị có thể sau giờ học bạn nói chuyện riêng với em ấy. Và điểm đó bạn chưa nên ghi vội mà có thể để xem thời gian tới em ấy thể hiện thế nào.

1.3. Chủ nhiệm một lớp không sôi nổi
Tình huống: Khi BGH phân công cho bạn chủ nhiệm một lớp. Sau khi nhận lớp, bạn cảm thấy không khí học tập và các phong trào của lớp rất trầm. Trong lớp rất ít khi học sinh phát biểu bài, có ngày chẳng có học sinh nào phát biểu, các hoạt động của lớp cũng không hang hái. Trước tình trạng này bạn cẩn làm gì để khuấy động phong trào của lớp mà mình chủ nhiệm?
Hướng giải quyết
Bạn cần tìm hiểu lý do vì sao các phong trào của lớp lại trầm như vậy. Sau khi đã tìm hiểu rõ được phần nào nguyên nhân thì sau đó hãy tiếp tục đưa ra hướng giải quyết. Chẳng hạn như:
- Động viên khuyến khích tinh thần của các em khi làm được việc tốt.
- Lồng ghép các câu chuyện, câu đố vui vào bài dạy. Học sinh tiểu học còn ham chơi nên các em sẽ có hứng thú hơn.
- Tổ chức thêm một số các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi chung để các em em hòa đồng và năng động hơn
- Cần có những khích lệ khi các học sinh tham gia các hoạt động của trường
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp, biểu dương khen thưởng cho các học sinh và các nhóm.
- Đặt ra các phần thưởng dành cho các bạn hay giơ tay phát biểu nhất để các em có tinh thần phát biểu.
Ngoài việc làm sôi nổi phong trào trong lớp thì các hoạt động như thế này còn làm siết chặt thêm tình bạn giữa các học sinh trong lớp nữa.
2. Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh – đề xuất cách giải quyết
2.1. Phụ huynh xin cho con được nghỉ tập văn nghệ
Tình huống giữa giáo viên và cha mẹ học sinh số 1: Một em học sinh rất có năng khiếu múa được trường chọn vào đội tuyển văn nghệ cấp trường. Nhưng phụ huynh của em ấy lại đến xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì sợ tập văn nghệ ảnh hưởng đến việc học các môn văn hóa của con.
Đề xuất cách giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh
- Đầu tiên, khen em học sinh đó ngoan, học giỏi, và đặc biệt là có năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất được thầy cô và ban bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
- Sau đó, phân tích cho phụ huynh hiểu: Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa. Tham gia hoạt động văn nghệ không chỉ giúp cháu năng động, hòa nhập với bạn bè hơn, mà còn thể giúp cháu nâng cao sự tự tin trước đám đông, phát triển các kỹ năng mềm như biểu diễn, giao tiếp.
- Lại phổ cập thêm: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết sức quan trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát rất dễ tạo cơ hội cho con người thành đạt về mọi mặt.
- Nếu lần văn nghệ này được giải cũng là một thành tích đáng khen trong quá trình học hành của cháu, có thể ghi vào học bạ để học bạ đẹp hơn.
- Nhà trường sẽ sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà trường, đảm bảo cân bằng thời gian học tập và tập luyện cho các cháu.
Giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó:
Những yêu cầu của học sinh đều là vì họ cảm thấy đó là tốt cho con mình – bạn nên thông cảm cho điều đó. Phụ huynh cũng là người có quyền quyết định thay cho các học sinh ở cấp tiểu học, vì vậy bạn không nên làm căng hay tranh cãi với phụ huynh, điều này vừa không giải quyết được gì vừa có thể khiến phụ huynh vô tình trút giận vào con. Thay vào đó, hay khen bé và nêu những điểm có lợi khi bé tham gia văn nghệ, một người phụ huynh yêu con sẽ muốn những điều tốt nhất cho con của mình.
2.2. Phụ huynh đánh con trước mặt giáo viên
Tình huống như sau: Lớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. BGH đã yêu cầu bạn phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với phụ huynh. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày tường tận mọi việc, thì phụ huynh của em đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết:
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Trước tiên, bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của phụ huynh, sau đó phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực sẽ không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi việc đó còn phản tác dụng. Hãy để cho phụ huynh thật bình tĩnh, bạn mới bắt đầu câu chuyện của mình một cách thật nhẹ nhàng, cởi mở.
Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu rằng nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh chưa ngoan, hay nghịch ngợm, thường vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng nhà trường không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng bạo lực. Vì các em đang ở độ tuổi còn quá nhỏ và với các em mọi thứ chỉ như vừa mới bắt đầu, thế nên sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến tình hình xấu đi làm chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
2.3. Phụ huynh xin cho con thôi học
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.
Gợi ý cách xử lý tình huống của GV: Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở. Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.
Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được, chẳng có lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó.
Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học.
Trên đây là các mẫu Xây dựng tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Đề xuất cách giải quyết và giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.
- Các tình huống sư phạm thường gặp